Để tạo nên những sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng chất lượng cần phải có một dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn. Vậy dây chuyền sản xuất viên nang cứng cần phải có những loại máy móc gì? Tham khảo bài viết sau của LIFE GIFT VIỆT NAM để có được câu trả lời bạn nhé!
Đôi nét về dây chuyền sản xuất viên nang cứng
Dây chuyền sản xuất viên nang cứng được ra đời nhằm tạo ra những viên nang cứng. Loại viên nang này thường được chia thành 2 phần khác nhau, trong đó phần thân và phần nắp lồng khít lại. Trên thực tế thì loại viên nang này hấp thụ nước tốt và có thể tan vô cùng nhanh trong cơ thể. Vì thế người sử dụng có thể dễ dàng uống trực tiếp hơn. Nang cứng thường được dùng để chứa những hoạt chất dưới dạng bột hay cốm nghiền nhỏ.
Để điều chế được viên nang này thì đòi hỏi phải có một dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến. Không chỉ đáp ứng được việc sản xuất thực phẩm chức năng mà dây chuyền còn phải hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Nhờ thế, giá thành sản phẩm sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.
Để điều chế được viên nang này thì đòi hỏi phải có một dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến. Không chỉ đáp ứng được việc sản xuất thực phẩm chức năng mà dây chuyền còn phải hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Nhờ thế, giá thành sản phẩm sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.
Máy móc có trong dây chuyền sản xuất viên nang cứng
Để phục vụ cho quá trình sản xuất viên nang cứng thì dây chuyền sản xuất cần phải đáp ứng có những loại máy móc sau:
Máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi
Máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi được điều khiển thông qua màn hình PLC. Máy sở hữu vô vàn ưu điểm nổi bật như thời gian sấy ngắn, không hề xảy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ trong khối cốm/hạt. Tuy nhiên điều đặc biệt là bạn có thể dễ dàng lấy mẫu đem đi kiểm tra chất lượng kể cả khi máy đang hoạt động. Chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn rất cao, hạt đồng đều cả về trọng lượng lẫn kích thước.
Ngoài ra, máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi còn rất nhiều những chi tiết quan trọng cần lưu tâm. Có thể kể đến như hệ thống khí nén, hệ thống cấp và thoát khí nóng, cấp dịch cho súng phun… Trong đó 2 đường khí phun có những nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Một dòng khí thì mở súng, dòng còn lại thì tạo áp lực để phun tác dược dính vào buồng sấy để tạo hạt tầng sôi.
Ngoài ra, máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi còn rất nhiều những chi tiết quan trọng cần lưu tâm. Có thể kể đến như hệ thống khí nén, hệ thống cấp và thoát khí nóng, cấp dịch cho súng phun… Trong đó 2 đường khí phun có những nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Một dòng khí thì mở súng, dòng còn lại thì tạo áp lực để phun tác dược dính vào buồng sấy để tạo hạt tầng sôi.
Máy đóng nang dây chuyền sản xuất viên nang cứng
Bột hoặc cốm sẽ được đóng nào những nang cứng thông qua chiếc máy đóng nang tự động. Thiết bị này vận hành hoàn toàn tự động và được điều khiển bằng màn hình PLC cùng biến tần. Máy tự động hoàn thành những công đoạn như cấp nang rỗng, tách nang, vào nang, đong hạt cốm, khóa nang rồi loại bỏ nang hỏng và hoàn thiện sản phẩm.
Để giúp sản phẩm có được chất lượng tốt nhất trong suốt quá trình đóng nang, người điều hành cần chú trọng kiểm soát độ đồng đều của nang. Bởi những yếu tố như độ đồng đều, khối lượng bán thành phẩm và công thức có quyết định rất lớn đến viên nang khi hoàn thành.
Để giúp sản phẩm có được chất lượng tốt nhất trong suốt quá trình đóng nang, người điều hành cần chú trọng kiểm soát độ đồng đều của nang. Bởi những yếu tố như độ đồng đều, khối lượng bán thành phẩm và công thức có quyết định rất lớn đến viên nang khi hoàn thành.
Máy đóng lọ
Một số sản phẩm dạng viên nang hầu hết sẽ được đóng gói theo dạng lọ hoặc theo quy cách sản phẩm đã đăng ký. Và để thực hiện được việc này thì sự có mặt của máy đóng lọ là vô cùng cần thiết. Máy này sẽ tự động đóng lọ/ đếm viên, máu đếm vô cùng chính xác số lượng viên vào trong lọ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Sau khi đã hoàn thành đếm viên thì lọ sẽ được chuyển sang máy dán màng seal cao tần. Điều này để đảm bảo bán thành phẩm được bảo quản trong điều kiện tốt nhất và tránh được những tác động xấu của môi trường bên ngoài. Từ đó chất lượng của sản phẩm sẽ được đảm bảo.
Sau khi đã hoàn thành đếm viên thì lọ sẽ được chuyển sang máy dán màng seal cao tần. Điều này để đảm bảo bán thành phẩm được bảo quản trong điều kiện tốt nhất và tránh được những tác động xấu của môi trường bên ngoài. Từ đó chất lượng của sản phẩm sẽ được đảm bảo.
Máy ép vỉ – ảnh máy ép vỉ
Một số sản phẩm dạng viên nang sẽ không đóng lọ mà được ép vỉ Nhôm – Nhôm (Alu/Alu) hoặc Nhôm – PVC (Alu/PVC). Điều này được thực hiện thông qua máy ép vỉ – ảnh máy ép vỉ tự động.
Ưu điểm của loại máy này chính là mang đến PVC trong suốt và có khả năng chống ẩm, chống thấm vô cùng tốt. Trong khi đó, nhôm là vật liệu sở hữu những công dụng đặc biệt nên có khả năng đảm bảo sự an toàn của thành phẩm. Nhôm lại rất dễ để bóc tách tạo được sự thuận tiện tuyệt đối cho người sử dụng.
Ưu điểm của loại máy này chính là mang đến PVC trong suốt và có khả năng chống ẩm, chống thấm vô cùng tốt. Trong khi đó, nhôm là vật liệu sở hữu những công dụng đặc biệt nên có khả năng đảm bảo sự an toàn của thành phẩm. Nhôm lại rất dễ để bóc tách tạo được sự thuận tiện tuyệt đối cho người sử dụng.
Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng
Áp dụng dây chuyền sản xuất viên nang cứng, người điều khiển sẽ thực hiện sản xuất theo quy trình như sau:
● Bước 1: Nhận nguyên vật liệu và nhập kho
● Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm tất cả các nguyên vật liệu
● Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu được kiểm nghiệm vào xưởng sản xuất.
● Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào pha chế + phun sấy để tạo cốm, bao trộn ngoài phù hợp dạng bào chế.
● Bước 5: Đóng nang thông qua máy đóng nang tự động.
● Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách sản phẩm đăng ký.
● Bước 7: Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm
● Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm tiến hành đem đi kiểm nghiệm.
● Bước 9: Nhập kho/Lưu hồ sơ/Lưu mẫu -> Phân phối
● Bước 1: Nhận nguyên vật liệu và nhập kho
● Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm tất cả các nguyên vật liệu
● Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu được kiểm nghiệm vào xưởng sản xuất.
● Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào pha chế + phun sấy để tạo cốm, bao trộn ngoài phù hợp dạng bào chế.
● Bước 5: Đóng nang thông qua máy đóng nang tự động.
● Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách sản phẩm đăng ký.
● Bước 7: Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm
● Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm tiến hành đem đi kiểm nghiệm.
● Bước 9: Nhập kho/Lưu hồ sơ/Lưu mẫu -> Phân phối
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có thể biết về dây chuyền sản xuất viên nang cứng. Sở hữu dây chuyền này việc sản xuất của đơn vị bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nếu đang có nhu cầu muốn sở hữu sản phẩm dạng viên nang cứng thì bạn hãy đến với LIFE GIFT VIỆT NAM. Chúng tôi sở hữu những máy móc hiện đại, tiên tiến chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sản phẩm tốt nhất.
0 Comments
Đăng nhận xét